Men vi sinh và Men tiêu hóa: CHỌN KHÓ, HẾT KHÓ TIÊU !

Men vi sinh và Men tiêu hóa: CHỌN KHÓ, HẾT KHÓ TIÊU !

1.Tại sao cần phân biệt Men vi sinh và Men tiêu hóa?

+ Sử dụng không đúng cách hoặc lạm dụng sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng: Viêm loét dạ dày, mất chức năng cơ quan, cơ thể bị phụ thuộc vào thực phẩm bổ sung/thuốc,…

+ Giảm thiểu khả năng tự ý mua và sử dụng các sản phẩm men khi chưa biết chính xác về bệnh tình cũng như tác dụng cụ thể của từng loại.

+ Kết hợp không đúng cách gây ra nhiều phản ứng tiêu cực/tác dụng phụ, khó phục hồi cho sau này. 

+ Nhận biết để quá trình điều trị bệnh được diễn ra nhanh hơn, sức khỏe cải thiện tốt hơn.

+ Bổ sung kiến thức để tăng cường và bảo vệ sức khỏe cho trẻ/người lớn tuổi và các thành viên khác trong gia đình.

2.Gợi ý giúp bạn chọn sản phẩm phù hợp với tình trạng

Đây chỉ là gợi ý đơn giản và Vĩnh Hòa không có nghĩa vụ chẩn đoán bệnh cũng như không có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe của người đọc. Sức khỏe nằm trong tầm tay của các bạn. Luôn tham khảo trước ý kiến bác sĩ hoặc khám tổng quát để có cho mình một quy trình chữa bệnh tốt nhất.

3.Cách đơn giản nhất là căn cứ vào mức độ bệnh tiêu hóa:

+ Nhẹ: Thỉnh thoảng hơi khó tiêu/đầy bụng, đi ngoài khó/tiêu chảy, viêm nhiễm, dị ứng theo mùa, hoặc có thói quen ăn uống không tốt và muốn cải thiện sức khỏe từng ngày thì việc sử dụng Men vi sinh (probiotics), đây sẽ là một lựa chọn an toàn và hiệu quả lâu dài.

+ Nặng: Tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài và đau bụng/bao tử thường xuyên thì nên điều trị ngắn hạn với Men tiêu hóa.

Hãy tham khảo bảng so sánh dưới đây để biết thêm nhé.
3. Bảng so sánh chi tiết

 

Men vi sinh

Men tiêu hóa

Thành phần

Là các chế phẩm tổng hợp các lợi khuẩn (Probiotic) cho đường ruột, giúp cân bằng hệ tiêu hóa.

Tỉ lệ lý tưởng của vi khuẩn tốt là 85% – và vi khuẩn xấu là 15% (không nhất thiết phải chính xác, miễn không quá chênh lệch).

Men vi sinh thường có tên gọi là Probiotic và có bản chất sinh học.

Men vi sinh có nhiều loại và chủng tương đương với các chức năng khác nhau.

Một số loài phổ biến: Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus…

Trên thị trường, Men vi sinh thường sẽ được bào chế dưới dạng thực phẩm chức năng (dạng viên, nước và bột).

Là những hợp chất hóa học được bào chế và có tác dụng phân hủy thức ăn thành các chất dinh dưỡng khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi để cơ thể hấp thụ.

Men tiêu hóa thường có tên gọi là enzyme và có bản chất hóa học.


Một số men phổ biến: amylase trong tuyến nước bọt và tuyến tụy; axit clohydric, lipase… trong dạ dày.

Theo wikipedia - “Enzyme tiêu hóa là một nhóm các enzyme phân hủy các đại phân tử polymer thành các khối xây dựng nhỏ hơn của chúng, để tạo điều kiện cho cơ thể hấp thụ”.

Thường được dùng cùng bữa ăn cho người có tuyến tụy không thể sản xuất lượng enzyme cần thiết (vì lý do di truyền, hậu phẫu thuật hoặc xơ nang).

Trên thị trường, men tiêu hóa thường được bào chế dưới dạng viên, cốm hoặc bột khô.

Công dụng

+ Bổ sung vi khuẩn có lợi, giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và cân bằng hệ sinh thái sinh vật trong cơ thể (microbiome).


+ Cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm tình trạng đầy hơi, táo bón… Tăng cường hệ miễn dịch.


+ Hỗ trợ quá trình lành vết thương và lành mụn, giảm viêm sưng ở mụn.


+ Hạn chế viêm nhiễm, cân bằng độ pH cho da và vùng kín.


+ Tăng cường sức khỏe tinh thần.


+ Giúp cơ thể tổng hợp vitamin cũng như trao đổi chất tốt hơn. Quá trình tiêu hóa thực phẩm và hấp thụ dinh dưỡng diễn ra thuận lợi hơn.

+ Men tiêu hóa (enzyme) đóng vai trò như chất xúc tác, hỗ trợ cho quá trình phân hủy chất béo/lipid, carbohydrate, protein… Sau đó chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng khác nhau, thẩm thấu và nuôi dưỡng các cơ quan.

+ Mỗi enzyme có công dụng khác nhau, vì vậy để giải quyết vấn đề về hệ tiêu hóa, các sản phẩm này đa phần chỉ chứa các enzyme của dạ dày, nước bọt và tụy để bổ sung hỗ trợ.


+ Các công dụng khác: Cải thiện nhanh chức năng tiêu hóa, giảm tình trạng đầy hơi, táo bón…

Đối tượng dùng

+ Người có vấn đề về sức khỏe đường ruột, rối loạn tiêu hóa. Người lớn/em bé/trẻ sơ sinh bị mất cân bằng tạp khuẩn đường ruột, vừa điều trị kháng sinh, đi ngoài phân sống, khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy…

+ Đang trong quá trình điều trị mụn, viêm da, dị ứng… Phụ nữ/đàn ông, trẻ con hoặc người già có vấn đề về đường tiết niệu (hay tiểu đêm, mất cân bằng độ pH /viêm nhiễm vùng kín,…).

+ Có vấn đề về khớp, tuyến giáp, dị ứng. Thói quen ăn uống không lành mạnh (thức ăn chứa nhiều đường và GMO).

+Người có tiền sử sử dụng kháng sinh, tiếp xúc với chất hóa học độc hại, vừa mới trải qua hóa trị/phẫu thuật/thay đổi hormone…

+ Cường độ làm việc bận rộn, hay stress/căng thẳng, mất ngủ thường xuyên. Làm trong môi trường văn phòng, máy lạnh, ít vận động và hay tiếp xúc với màn hình máy tính/điện thoại.

+ Người có dấu hiệu thiếu hụt các enzyme đường ruột do thói quen ăn uống không lành mạnh (tiêu thụ các chất kích thích/có cồn thường xuyên), hoặc bị ngộ độc thực phẩm.

+ Người có khả năng tiêu hóa kém hoặc mắc chứng không dung nạp lactose.

+ Hay bị đau bụng, táo bón, đi ngoài ra phân sống hoặc tiêu chảy.

+ Trẻ chán ăn hoặc ăn khó tiêu/đầy bụng.

+ Ăn rất ít nhưng thấy mau no.

+ Người có tiền sử bệnh suy tuyến tụy, viêm tụy mãn tính, xơ nang, tiểu đường…

Thời gian sử dụng

+ Có thể chia thành nhiều đợt, tùy vào mức độ nặng hay nhẹ của người sử dụng (ít nhất là từ 5-7 ngày để đảm bảo hiệu quả).

+ Tốt nhất nên sử dụng theo đơn của bác sĩ, mỗi đợt bổ sung có thể kéo dài 1 đến 3 tháng (tùy vào tình trạng, độ tuổi).

+ Sử dụng tối đa 2 tuần/không quá 15 ngày.

+ Kéo dài thời gian sử dụng có thể làm các cơ quan và bộ phận sản xuất men bị tác động tiêu cực, gây suy giảm và thậm chí mất luôn chức năng.

Lưu ý

Tác dụng phụ:

+ Không phải Men vi sinh nào cũng có công dụng giống nhau, nên căn cứ vào loại và chủng của từng lợi khuẩn (Probiotics) để có thể hỗ trợ tốt nhất cho bệnh trạng khác nhau.


+ Tăng cường lợi khuẩn từ các loại thực phẩm bổ sung Probiotic có thể có phản ứng nhẹ như tiêu chảy, đầy hơi hoặc có cảm giác khó chịu ở dạ dày.


+ Điều này hoàn toàn bình thường bởi hệ thống đường ruột của bạn thích nghi để trở về trạng thái tự nhiên của cơ thể.

+ Cần phải bổ sung đủ hàm lượng của lợi khuẩn thì mới phát huy hết tác dụng của men.

Cách sử dụng:

+ Không pha chung với nước sôi/đồ ăn nóng.

+ Pha xong nên uống ngay, lợi khuẩn sẽ chết nếu để quá lâu.

+ Sử dụng Men vi sinh sau kháng sinh từ 2 tiếng trở lên (vì kháng sinh có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn).

Tác dụng phụ:
+ Vi khuẩn đường ruột có lợi vô tình bị giết chết, vi khuẩn có hại/yếm khi lây lan gây đau bụng..

+ Kích ứng, viêm loét dạ dày khi sử dụng lúc bụng đói: các men tiêu hóa được kích hoạt khi không có thức ăn sẽ làm tăng nồng độ axit dạ dày. 

+ Người bị viêm loét dạ dày và viêm tụy cấp, phẫu thuật ruột hoặc bị tăng tiết axit dạ dày không nên sử dụng.

+ Thành ống tiêu hóa có khả năng cao bị viêm loét nặng hơn vì men tiêu hóa nội sinh trong những trường hợp này sẽ hoạt động rất mạnh mẽ và dẫn đến dư thừa.

Cách sử dụng:

+ Sử dụng ngay sau khi ăn (30 phút với nước đun sôi để nguội) hoặc trong bữa ăn. Không dùng khi bụng đói.

+ Chỉ nên bổ sung sau khi được chẩn đoán thiếu men tiêu hóa theo đơn của bác sĩ.

+ Có thể kết hợp men vi sinh (theo chỉ định của bác sĩ) để hỗ trợ tốt hơn trong quá trình điều trị bệnh tiêu hóa.

 

4. Có nên kết hợp cả 2 loại?

Một số trường hợp, bác sĩ vẫn có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng cả Men vi sinh và Men tiêu khóa để bổ sung qua lại, nhưng cũng sẽ hết sức cẩn thận và người sử dụng cũng nên chú ý vào thời điểm uống men để phát huy tối đa công dụng của cả hai.

Lưu ý khác: Dù khi bạn tái phát và có cùng biểu hiện của bệnh, cũng đừng nên dùng lại đơn thuốc lúc trước.

5. Ruijia Probiotics: 5 lợi ích vượt trội cho 5 vấn đề khác nhau
(dành cho cả người lớn/người già và các bé/trẻ sơ sinh)

Lợi khuẩn (Probiotics) rất yếu ớt khi tách chúng khỏi môi trường lý tưởng.

Đa phần chúng sẽ chết rất nhanh trong môi trường có ánh sáng nhiều/nhiệt độ quá cao hoặc môi trường khô.

Đó là lý do tại sao mà phần lớn việc bổ sung lợi khuẩn sẽ không có được kết quả như bạn muốn.

Ruijia Probiotics (Men vi sinh) là một sản phẩm bổ sung lợi khuẩn với công nghệ làm khô đông lạnh (công thức được cấp bằng quốc tế) sẽ giải quyết tình trạng chết quá nhanh của lợi khuẩn khi được đưa vào môi trường nhiều axit như dạ dày.

Để chọn đúng men vi sinh có hiệu quả cao nhất, chúng tôi xin đưa ra 1 vài gợi ý dưới đây:

+ Các chủng lợi khuẩn phải được WHO khuyên dùng.
+ Tỷ lệ lợi khuẩn (Probiotics) trong Men vi sinh đủ lớn (tối thiểu 107-1010 CFU/g).
+ Tỉ lệ sống sót của lợi khuẩn khi được đưa vào cơ thể phải cao.

+ Lợi khuẩn phải kháng được kháng sinh và có khả năng bám vào thành ruột cao, sống và sinh sôi tốt trong ruột non, ruột già.

Dưới đây là đặc tính của sản phẩm Men vi sinh (Probiotics) của thương hiệu Ruijia

🟠 Probiotics Ruijia:
✔️ 20 Tỷ lợi khuẩn sống/mỗi gói.
✔️ Đạt chứng nhận chất lượng quốc gia SNQ và ISO.
✔️ KHÔNG chất phụ gia nhân tạo, chất tạo hương và chất tạo mùi vị.
✔️ 5 Công dụng cơ bản: XOA DỊU DỊ ỨNG + CÂN BẰNG TIÊU HÓA
+ GIÚP DA TRẮNG SÁNG VÀ GIẢM KÍCH ỨNG + HỖ TRỢ GIẤC NGỦ + TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE ĐƯỜNG TIẾT NIỆU
🖤 Đặc biệt: Công nghệ làm khô đông lạnh = Bảo vệ lợi khuẩn sống hiệu quả nhất
▪️ Prebiotics = Biotics + Prebiotics Tạo môi trường vi sinh tốt cho cơ thể
▪️ Men vi sinh có tính hấp phụ nhân đôi
▪️ Không chứa kim loại nặng, không chất bảo quản, thuốc trừ sâu, khuẩn Escherichia coli đạt chuẩn
▪️ Nguồn gốc nguyên liệu rõ ràng, xuất xứ từ các nước như Nhật, Hàn Quốc, Pháp, Đài Loan…
Sản phẩm đã có mặt trên các sàn thương mại điện tử
🛒 Shopee: https://reurl.cc/9VeZdv
🛒 Lazada: https://reurl.cc/AdVgGZ

🛒Bio-links: https://inkbio.me/vinhhoa-health

Website tham khảo/References:

  1. Enzym – Wikipedia tiếng Việt
  2. https://emed.bvbnd.vn/page/blog/phan-biet-men-vi-sinh-va-men-tieu-hoa/
  3. https://tuoitre.vn/dung-nham-lan-giua-men-tieu-hoa-va-men-vi-sinh-1304034.htm
  4. https://vsh.org.vn/phan-biet-men-vi-sinh-va-men-tieu-hoa.htm
  5. https://www.nhathuocankhang.com/ban-tin-suc-khoe/phan-biet-men-vi-sinh-va-men-tieu-hoa-1399211
  6. https://medlatec.vn/tin-tuc/huong-dan-cha-me-phan-biet-men-vi-sinh-va-men-tieu-hoa-s195-n21257
  7. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/men-vi-sinh-khac-gi-men-tieu-hoa/
  8. https://nhatnhat.com/can-hieu-ro-cach-uong-men-tieu-hoa-va-men-vi-sinh-de-khong-gay-hai.html
  9. http://soyte.hatinh.gov.vn/tin-tuc-su-kien/pho-bien-kien-thuc/chuyen-gia-vach-tran-sai-lam-cua-bo-me-khi-be-roi-loan-tieu-.html
  10. https://chi-won.com/2019/03/26/tam-quan-trong-cua-loi-khuan-probiotics-trong-viec-tri-mun-va-tang-cuong-suc-khoe/
  11. https://careplusvn.com/vi/tu-van-kham-sang-loc-benh-duong-tieu-hoa
  12. Men tiêu hóa... khó tiêu hóa - Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn)
  13. Dùng đúng cách men vi sinh và men tiêu hóa (careplusvn.com)
  14. Men vi sinh, men tiêu hóa có nên dùng lâu dài? - Bio-acimin (bioacimin.com)
  15. Những sai lầm khi sử dụng men vi sinh cho trẻ sơ sinh | Medlatec
  16. Hướng dẫn sử dụng men vi sinh cho người lớn đúng cách (nhatnhat.com)
Quay lại blog

Để lại bình luận