8 NGUỒN DINH DƯỠNG NÊN BỔ SUNG TRƯỚC VÀ TRONG GIAI ĐOẠN THAI KỲ, HỖ TRỢ THAI NHI PHÁT TRIỂN KHỎE MẠNH !

8 nguồn dinh dưỡng nên bổ sung trước và sau giai đoạn thai kỳ

8 NGUỒN DINH DƯỠNG NÊN BỔ SUNG TRƯỚC VÀ TRONG GIAI ĐOẠN THAI KỲ, HỖ TRỢ THAI NHI PHÁT TRIỂN KHỎE MẠNH!

8 NGUỒN DINH DƯỠNG NÊN BỔ SUNG TRƯỚC VÀ TRONG GIAI ĐOẠN THAI KỲ, HỖ TRỢ THAI NHI PHÁT TRIỂN KHỎE MẠNH!

1. Protein:

Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi, giúp mẹ bầu chữa lành các mô
Nguồn thực phẩm: Các loại đậu, cá, trứng, thịt.
Công dụng: Protein là nguyên liệu để xây dựng nên các mô và cơ quan.

2. Vitamin nhóm B:
Hỗ trợ chuyển hóa năng lượng, hình thành hồng cầu
Nguồn thực phẩm: Vitamin nhóm B (B1-B3/B5-B7/B9/B12, v.v)
Công dụng: Giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng và duy trì các hoạt động sinh lý bình thường. Vitamin B12 rất cần thiết cho quá trình tổng hợp hồng cầu và DNA.

3. Axit folic:
Giúp thai nhi phát triển hệ thần kinh, ngăn ngừa dị tật ống thần kinh
Nguồn thực phẩm: Ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh đậm, gan, thịt nạc, các sản phẩm từ đậu nành.
Công dụng: Giúp thai nhi ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở não và cột sống, hỗ trợ hình thành hồng cầu.

4. I-ốt:
Giúp thai nhi phát triển não bộ, ngăn ngừa tình trạng chậm phát triển
Nguồn thực phẩm: Muối i-ốt, rong biển, cá và động vật có vỏ.
Công dụng: Tổng hợp thyroxine và kiểm soát quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Lượng khuyến nghị hàng ngày: 600μg

5. Sắt:
Duy trì phát triển trí tuệ cho thai nhi, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu và sinh non
Nguồn thực phẩm: Nội tạng, thịt đỏ, hải sản, rau xanh đậm, các loại đậu.
Công dụng: Đủ lượng sắt trong cơ thể có thể giúp di chuyển các tế bào hồng cầu cùng với oxy và chất dinh dưỡng đến thai nhi, cải thiện sự phát triển trí tuệ và khả năng miễn dịch của bé.
Lượng khuyến nghị hàng ngày: 1.000 mg

6. Canxi:
Xây dựng xương và răng chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương cho mẹ bầu
Nguồn thực phẩm: các sản phẩm từ sữa, rau xanh đậm, cá khô, mè đen, đậu phụ truyền thống, v.v.
Công dụng: Không đủ canxi sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương ở mẹ. Giúp mẹ bầu tránh xảy ra chuột rút gây khó chịu và duy trì huyết áp ổn định.
Lượng khuyến nghị hàng ngày: 1.000 mg

7. Vitamin D:

Ngăn ngừa chứng tiểu đường và huyết áp cao khi mang thai
Nguồn thực phẩm: Cá nhiều chất béo, các sản phẩm từ sữa tăng cường sức đề kháng, các loại nấm (đã được phơi nắng).
Công dụng: Là trợ thủ đắc lực cho quá trình hấp thụ canxi, không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn tham gia vào quá trình tổng hợp hormone, bài tiết Insulin và điều hòa huyết áp.
Lượng khuyến nghị hàng ngày: 10μg

8. Chất xơ:

Thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón
Nguồn thực phẩm: rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt chưa tinh chế (bí ngô, ngô, củ sen…)
Công dụng: giúp kích thích nhu động ruột và làm tăng cảm giác no lâu. Bổ sung nhiều nước và tăng cường vận động sẽ giúp cho việc đi ngoài dễ dàng hơn.

4 ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI KHI MẸ BẦU THIẾU HỤT DINH DƯỠNG

4 ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI KHI MẸ BẦU THIẾU HỤT DINH DƯỠNG

Theo kết quả từ "Khảo sát tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng Quốc gia Đài Loan" của Sở Y tế Quốc gia 103-106 phát hiện rằng đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh con từ 15-49 tuổi, có 7.9% người có nồng độ axit folic huyết thanh thấp hơn nồng độ axit folic bình thường ở mức tối thiểu 6ng/ml theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 37.6% nồng độ i-ốt trong nước tiểu thấp hơn mức tối thiểu 100 μg/L đối với tiêu chuẩn bổ sung đủ lượng i-ốt theo khuyến nghị của WHO, khoảng 19.5% bị thiếu máu (nồng độ huyết sắc tố <12 g/dL được coi là thiếu máu) và 37.4% thiếu Vitamin D (nồng độ 25-OH Vitamin D huyết thanh <20 ng/ml được coi là không đủ).

  • Thiếu axit folic trong 3 tháng đầu thai kỳ dễ làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh bẩm sinh ở não và tủy sống của thai nhi.

  • Thiếu i-ốt ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và hệ thần kinh của thai nhi và trẻ nhỏ, thậm chí gây ra bệnh down, trẻ sơ sinh trí tuệ kém phát triển, chậm lớn, từ đó làm tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh.
  • Thiếu máu, thiếu sắt có thể dẫn đến sinh non.

  • Thiếu Vitamin D dễ dẫn đến sinh non, tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ và các vấn đề về điều hòa hệ miễn dịch.

 

Regresar al blog

Deja un comentario