Hơn 80% người tiêu dùng còn hiểu nhầm thực phẩm chức năng (TPCN) là thuốc chữa bệnh?  3 Nguyên nhân/hậu quả và cách hiểu đúng về TPCN! | Vĩnh Hòa Health & Beauty

Hơn 80% người tiêu dùng còn hiểu nhầm thực phẩm chức năng (TPCN) là thuốc chữa bệnh? 3 Nguyên nhân/hậu quả và cách hiểu đúng về TPCN!

Một cuộc khảo sát của sinh viên khoa Dược, Đại học Y Dược TP.HCM cho thấy, có tới 80% người tiêu dùng Việt Nam (312 trên tổng số 384 người) còn nhầm lẫn TPCN là thuốc. Tuy số lượng của cuộc khảo sát này không lớn nhưng vì hiện nay số người sử dụng TPCN hàng ngày tại Việt Nam ngày càng tăng (chiếm khoảng hơn 20% dân số) , chính vì thế những con số này cũng đáng phải suy ngẫm bởi những hệ lụy mà nó mang lại là không ít.

DƯỚI ĐÂY LÀ 3 NGUYÊN NHÂN CHÍNH KHIẾN NGƯỜI TIÊU DÙNG CÓ SỰ NHẦM LẪN NÀY:

1. Số lượng sản phẩm TPCN và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngày một tăng, dẫn đến việc rất khó để kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh.

- Theo Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam: Từ năm 2000, nước ta chỉ có 63 sản phẩm TPCN với 13 cơ sở nhập khẩu. Năm 2018 đã có hơn 10.930 sản phẩm với 4.190 doanh nghiệp tham gia kinh doanh. Đến năm 2022, đã có khoảng 30.000 sản phẩm TPCN được phép lưu hành.

- Có thể thấy cho đến nay thì càng ngày càng có nhiều sản phẩm hơn xuất hiện tại thị trường Việt Nam, việc quản lý hoạt động kinh doanh và chất lượng sản phẩm cũng càng ngày càng khó kiểm soát hơn bao giờ hết.

Hậu quả: Việc chọn lọc cũng như kiểm soát chất lượng đầu ra sẽ không được chặt chẽ, người tiêu dùng có khả năng sẽ mua nhầm những sản phẩm TPCN không đạt chất lượng, có khi còn mua trúng hàng nhái, hàng giả.

2. Quảng cáo của TPCN cố ý làm cho người tiêu dùng hiểu sai hoặc hiểu không đúng toàn bộ về sản phẩm.

- Nhiều công ty trước đây đã từng giới thiệu TPCN như một sản phẩm có tác dụng chữa bệnh như dược phẩm và thuốc. Giá thành của những TPCN này được đẩy lên rất cao, vì vậy người tiêu dùng luôn nghi ngờ và đã có những hiểu lầm không tốt.

Về nhãn sản phẩm:

- Không ít TPCN đã không ghi đầy đủ thông tin về:

1. Xác nhận có lợi cho sức khỏe (health claim) và

2. Xác nhận về cấu trúc chức năng (structure / function claims). Hơn nữa, còn cố ý gắn tên “thực phẩm chữa bệnh” (medical foods) trên nhãn để tránh được quy định của cơ quan kiểm duyệt.

- Tệ hơn là họ còn bổ sung thêm một số chất có lợi cho sức khỏe vào các sản phẩm chứa nhiều chất béo, cholesterol, đường,... để bán dưới dạng TPCN.

Về quảng cáo:

- Quảng cáo không đúng sự thật, có xu hướng thổi phồng công dụng, chức năng thực tế làm người mua sử dụng sai mục đích gây tốn kém và quá trình điều trị bệnh khó khăn hơn.

- Nhiều quảng cáo dù có đề cập rằng “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” nhưng lại đọc rất là nhanh hoặc dòng chữ rất là nhỏ. Điều này khiến cho người xem dễ dàng bỏ qua những thông tin quan trọng này, và dù có nghe được thì đa số sẽ ngầm hiểu đây là thuốc vì công dụng của chúng không khác gì thuốc điều trị bệnh.

Hậu quả:

Vì những lợi ích của quảng cáo TPCN quá tuyệt vời, nhiều trường hợp đã lạm dụng và cố tình nạp quá nhiều chất với hàm lượng dư thừa, khiến cho cơ thể không thể nào hấp thụ được hết chất dinh dưỡng mà nhiều khi còn gây ta các tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.

3. Người tiêu dùng chưa tự trang bị cho mình đủ kiến thức cơ bản về việc sử dụng thuốc và TPCN.

- Cũng theo khảo sát của sinh viên Đại học Y dược TP.HCM, 80% người tiêu dùng tiếp cận thông tin về TPCN trên quảng cáo tivi, internet, sách báo và tờ rơi, chỉ 8,6% từ nguồn thông tin khoa học, uy tín và tin cậy và 11,4% từ các nguồn khác.

Hậu quả:

- Người tiêu dùng càng ít kiến thức thì càng dễ bị tác động bởi những lời hứa, lời khẳng định về sự hiệu quả sản phẩm từ những quảng cáo TPCN. Từ đó hình thành nên sự chủ quan, cứ bất kỳ quảng cáo nào xuất hiên trên tivi hay trên mạng đều tin tưởng tuyệt đối mà không kiểm tra lại độ chính xác của những thông tin ấy.

- Khi người tiêu dùng đã có trãi nghiệm không tốt về thực phẩm chức năng (công dụng không đúng như quảng cáo hoặc gặp các tác dụng phụ không mong muốn) thì khả năng cao là TPCN sẽ trở nên tiêu cực trong mắt những người tiêu dùng ấy. Và mỗi khi nhắc đến TPCN thì những người tiêu dùng như trên sẽ trở nên rất hà khắc và đắn đo trong việc chọn lựa một sản phẩm TPCN khác.

VẬY TA PHẢI HIỂU ĐÚNG VỀ TPCN NHƯ THẾ NÀO?

VẬY TA PHẢI HIỂU ĐÚNG VỀ TPCN NHƯ THẾ NÀO?

Theo thông tư số 08/TT-BYT ngày 23/08/2004 của Bộ Y tế đã đưa ra định nghĩa:
- TPCN là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Tuỳ theo công thức, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, thực phẩm chức năng còn có các tên gọi sau: thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, sản phẩm dinh dưỡng y học.

- Còn thuốc là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, trừ thực phẩm chức năng.

Ngoài ra TPCN(functional foods) còn được wikipedia định nghĩa: “là các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc là thực phẩm trong quá trình chế biến được bổ sung thêm các chất "chức năng". Cũng như thực phẩm thuốc, thực phẩm chức năng nằm ở nơi giao thoa giữa thực phẩm và thuốc và người ta cũng gọi thực phẩm chức năng là thực phẩm thuốc. Sở dĩ thực phẩm chức năng có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh và phòng ngừa bệnh vì nó có khả năng phục hồi tất cả các cấu trúc tế bào trong cơ thể đang bị tổn thương.”

Như vậy là chúng ta đã thấy rõ sự khác biệt giữa TPCN và thuốc ngay từ trong khái niệm rồi nhé.

 Thực phẩm chức năng (TPCN) không phải là thuốc

Thực phẩm chức năng (TPCN) không phải là thuốc

Kết luận:

- Dù là nguyên nhân nào đi chăng nữa, chúng ta cũng phải nên công bằng và đánh giá khách quan hơn về thực phẩm chức năng. Bên cạnh những sản phẩm TPCN kém chất lượng thì hiện nay trên thị trường cũng có rất nhiều sản phẩm tốt và hiệu quả cao.

- Người tiêu dùng phải luôn thật cảnh giác khi quyết định sử dụng TPCN và tốt hơn hết là hỏi ý kiến/tư vấn từ bác sĩ để chọn mua cho mình một sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình cũng như xác nhận độ đảm bảo uy tín của thương hiệu.

- Ngoài ra, nhiều TPCN còn chiết xuất từ thực vật, rất lành tính, phù hợp cho hầu hết đối tượng sử dụng, từ người ăn chay cho đến người lớn tuổi, phụ nữ đang mai thai và trẻ em.

(Tài liệu tham khảo: vi.wikipedia.org | dothi.reatimes.vn | dantri.com.vn | laodong.vn | gmp.com.vn)

Một số bài viết liên quan:

Làm thế nào để chọn thực phẩm chức năng? 5 nguyên tắc sau sẽ giúp bạn kiểm định!

Góc giới thiệu sản phẩm:

Nếu bạn đang có nhu cầu cải thiện sức khỏe hay khắc phục tình trạng trên cơ thể như: tình trạng về lão hóa, da bị tổn thương, vấn đề tiêu hóa,… hay đơn giản bạn chỉ cần một sản phẩm giúp bổ sung vitamin, khoáng chất và phục hồi các chứng năng bên trong thì Vĩnh Hòa khuyên dùng các sản phẩm Collagen và Probiotics (Men Vi Sinh) từ thương hiệu Ruijia.

- Thành phần của những sản phẩm Ruijia sản phẩm 99.9% hoàn toàn chiết xuất tự nhiên, không đường và không chất phụ gia nhân tạo. Yên tâm sử dụng sản phẩm mà không sợ nóng trong người, nổi mụn hay khó tiêu.

- Quá trình chọn lọc nguyên liệu và sản xuất được kiểm tra gắt gao, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

- Sản phẩm của Ruijia Không phải để chữa trị căn bệnh nào đó một cách nhanh chóng mà là giúp hỗ trợ hấp thu dưỡng chất cần thiết phù hợp cho từng nhu cầu và thể trạng của bạn, cải thiện sức khỏe từ trong ra ngoài.

Link mua sản phẩm:
Website:
vinhhoa-health.com/collections/all
Shopee: shopee.vn/vinhhoahealthcare
FB Shop: facebook.com/vinhhoahealth/shop

ブログに戻る

コメントを残す